logo_thai_phong_chuan_ban_ner
Hỗ trợ kinh doanh
KINH DOANH
 
Thái Phong : 079.268.1111
  
 
 
KỸ THUẬT 
 
Mr. Thành: 08882.66664
  
 
 
Tài Khoản Ngân Hàng

WEBSITE

http://xedienthaiphong.com

http://phutungxedapdien.net

CTK: THÁI ĐÌNH THÀNH

1.STK : 4820216730

Ngân hàng BIDV 

2.STK : 0901000003410

Ngân hàng VIETCOMBANK

Chi nhánh Phủ Lý - Hà Nam

Chăm sóc khách hàng
 

HOTLINE TƯ VẤN

dt Hỗ trợ: 079.268.1111

dt Hỗ trợ: 08882.66664

Thống kê truy cập
Đang truy cập: 79
Trong ngày: 3059
Trong tuần: 21902
Lượt truy cập: 1017967
Quảng Cáo Trái

 

Hướng dẫn sửa xe Ô Tô Điện trẻ em

Đăng ngày: 10-09-2023

Các bộ phần cấu tạo nên xe ô tô điện trẻ em.

      Một chiếc xe ô tô điện trẻ em sẽ gồm nhiều bộ phận khác nhau lắp ráp nên. Ngoài phần khung và phần vỏ thì xe điện trẻ em sẽ gồm các chi tiết điện tử để xe có thể hoạt động được. Bộ phận kỹ thuật có thống kê lại trên 1 chiếc xe ô tô điện trẻ em sẽ gồm 13 phần chi tiết gồm: 

  1. Ắc quy xe điện trẻ em
  2. Cầu chì xe ô tô điện trẻ em
  3. Chân sạc xe điện trẻ em
  4. Mạch xe điện trẻ em
  5. Động cơ xe ô tô điện trẻ em trước và sau
  6. Công tắc trên xe.
  7. Cần số đảo chiều xe điện trẻ em
  8. Chân ga xe điện trẻ em
  9. Mạch nhạc xe điện trẻ em
  10. Điều khiển xe điện trẻ em
  11. Sạc xe ô tô điện trẻ em
  12. Đường điện xe ô tô điện trẻ em 
  13. Đèn xe ô tô điện trẻ em

      Với mỗi một bộ phần dẫn đến những lỗi khác nhau. Muốn sửa xe ô tô điện trẻ em thì bạn cần phải xem xét nhận định trước lỗi sau đó sẽ tìm và test lỗi của những phần đó. Ví dụ: xe mất tiếng thì bạn có thể nghĩ đến việc loa xe điện trẻ em bị hỏng, đứt dây loa hoặc hỏng mạch nhạc. Khi đã định hình việc cần làm thì chỉ xem xét và kiểm tra từng chi tiết đó sau thay thế phần bị lỗi là được.

Các lỗi hỏng thường gặp phải để sửa xe ô tô điện trẻ em.

1. Ắc quy xe điện bị hỏng và cách sửa

      Ắc quy xe ô tô điện trẻ em hiện đang có những loại sau: 6V và 12V tùy từng hãng mà trang bị những bình ắc quy xe ô tô điện trẻ em dòng khác nhau như 6V4.5Ah, 6V5Ah, 12V5Ah, 12V7Ah, 12V7.5Ah, 12V10Ah… Tuy nhiên trang bị bình ắc quy nào thì nhà sản xuất đều tính toàn thời gian chơi trung bình của xe ô tô điện cho bé từ 1,5-2h. Đây chỉ là thời gian chơi lúc ắc quy mới sau đó sẽ chai và thời gian chơi sẽ giảm dần. Thông thường bình ắc quy xe ô tô điện trẻ em nếu bé chơi nhiều tầm 8 – 10 tháng thì nên thay bình mới.

Cách sửa ô tô điện trẻ em hỏng ắc quy
Cách sửa xe ô tô điện trẻ em hỏng ắc quy

Ắc quy hỏng là như nào? Và cách sửa xe ô tô điện trẻ em – Bình ắc quy hỏng.

      Ắc quy xe ô tô điện trẻ em hỏng là bình bị chết và không cấp điện cho xe được, sạc xe không vào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bình lâu đã chai nhiều, hoặc xe lâu không sử dụng xe không được sạc nguồn điện trong bình bị kiệt và chết bình.

      Cách sửa xe ô tô điện trẻ em bình ắc quy bị chết thì bạn cần phải test dưới đây. SHOP sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra đơn giản nhất với 2 cách như sau:

  • Cách thứ nhất nếu có xe có thể dễ dàng tháo bình ắc quy ra và có động cơ rời, lúc này bạn chỉ cần đấu nối 2 cực của bình ắc quy xe điện trẻ em với 2 cực của động cơ. Nếu động cơ hoạt động thì bình ắc quy còn dùng tốt và ngược lại động cơ không hoạt động thì bình ắc quy hỏng.
  • Cách thứ 2 đơn giản hơn đó chính là bạn có thể dùng dây điện đấu nối với bình ắc quy sau đó chạm 2 cực đỏ đen đó với nhau. Nếu thấy hiện tượng đánh lửa hoặc có khói thì chứng tỏ bình ắc quy hoạt động bình thường.

2. Cầu chì xe ô tô điện trẻ em.

      Hiện nay các mẫu xe oto điện trẻ em đều trang bị cầu chì tự phục hồi từ 12A-20A theo tùy từng mẫu xe. Xe nhỏ dùng loại 12-15A còn những xe lớn thì dùng cầu chì từ 15-20A. Mức A càng to thì xe chịu tải sẽ tốt hơn. Các cầu chì thường được đấu nối trực tiếp từ cực dương của bình ắc quy. Nếu cầu chì bị hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến sạc điện không vào, hoặc là xe đi 1 tí là lỗi không chạy được. Vấn đế xe đi 1 tí là lỗi không chạy được bạn có thể hiểu là cầu chì hoạt động khi xe quá tải dẫn đến nóng và cầu chì sẽ tự ngắt, sau đó 1 lúc là xe sẽ hoạt động bình thường. Vậy cách sửa xe ô tô điện trẻ em bị lỗi cầu chì như nào?

Ví dụ 1 xe tải trọng tối đa là 40kg nhưng 1 bé chỉ 15kg cứ chơi 1 thời gian rất ngắn mà xe lại tắt thì lúc này cần kiểm tra cầu chì.

Để kiểm tra lỗi có phải do cầu chì không thì cách kiểm tra khá đơn giản:

  • Cách 1: có cầu chì rời ắc quy rời, động cơ rời như phần 1 thì đấu thêm cầu chì vào động cơ hoạt động thì cầu chì tốt còn động cơ không hoạt động thì cầu chì hỏng.
  • Cách 2: đơn giản hơn giúp bạn tự kiểm tra trực tiếp trên xe đó là rút 1 cực của cầu chì ra và nối trực tiếp với bình ắc quy. Tức là nguồn điện sẽ không qua cầu chì mà hoạt động trực tiếp. Khi đấu trực tiếp mà xe hoạt động hoặc sạc được thì là lỗi của cầu chì.

3. Chân sạc xe ô tô điện trẻ em

      Chân sạc xe ô tô điện trẻ em là một bộ phận cũng ít hỏng, Tuy nhiên theo thời gian cũng có những lỗi nhỏ do bị gỉ sét hoặc các mối hàn bị bung ra. Khi mà chân sạc bị bẩn hoặc bung mối hàn dẫn đến tiếp xúc điện kém vì vậy ảnh hưởng đến hoạt động của xe sẽ bị chập chờn hoặc không hoạt động.

      Khi bị lỗi chân sạc bạn có thể vệ sinh xung quanh chỗ mối hàn, đồng thời tháo xem phía bên trong chân sạc các phần kim loại có bị mòn, gãy, gỉ sét không nếu có thì vệ sinh hoặc thay thế chân sạc mới.

      Thao tác kiểm tra sạc như video phía dưới đây bạn có thể xem và thao tác.

4. Mạch xe ô tô điện trẻ em.

Mạch xe ô tô điện trẻ em được chia làm 2 loại là mạch nhạc và mạch nguồn. 

  • Mạch nhạc có chức năng điều chỉnh âm nhạc, hiển thị mức điện và một số tính năng khác. 
  • Mạch nguồn có chức năng cấp nguồn, điều khiển động cơ tiến, lùi, rẽ trái phải và nhún (chế độ xích đu).

Mạch nhạc xe ô tô điện trẻ em: 

      Tùy từng mẫu xe điện trẻ em mà có những loại mạch nhạc khác nhau. Mỗi  loại mạch sẽ có thiết kế và chức năng điều chỉnh khác nhau.

  • Có mạch nhạc chỉ điều khiển chức năng âm nhạc: chuyển bài, chỉnh to nhỏ âm lượng, có cổng USB, thẻ TF, 
  • Có loại mạch nhạc cao cấp hơn ngoài các chức năng như mạch trên thì sẽ có thêm các chức năng khác như nút nguồn bật tắt xe, chọn chế độ tiến lùi, bật chế độ nhún(xích đu), bật tắt đèn, kết nối bluetooth…

      Những lỗi liên quan đến mạch thường có thể là âm thanh bị mất thì bạn có thể kiểm tra loa trước nếu loa còn tốt thì khả năng lỗi do mạch hoặc đứt dây. Bạn cần xem xét từng yếu tố.

      Còn lỗi do không di chuyển tiến lùi được khi chọn chế độ ở mạch thì bạn có thể test thử bằng điều khiển nếu điều khiển hoạt động được thì lỗi ở mạch nhạc.

      Còn thêm một số lỗi khác từ mạch nhạc mà bạn cần tư duy để hiểu vấn đề, Nếu bạn thấy sửa xe ô tô điện trẻ em khó đừng ngại liên hệ Baby Auto để được hỗ trợ.

Mạch nguồn xe ô tô điện trẻ em:

      Mạch nguồn có thể coi là trái tim của xe ô tô điện trẻ em cấp nguồn điện chính cho xe hoạt động, điều khiển xe tiến lùi, điều khiển rẽ trái phải hoặc chế độ nhún (xích đu). Để kiểm tra lỗi tai mạch nguồn của xe ôtô điện trẻ em là khá phức tạp nhưng cũng không quá khó khắn nếu bạn chuyên tâm một chút.

      Vì để kiểm tra những lỗi liên quan đến mạch nguồn thì sẽ kiểm tra nhiều thao tác hơn các chi tiết khác.

      Ví dụ như một chiếc xe điện trẻ em không thể rẽ trái phải được thì nó sẽ gồm nhiều nguyên nhân khác nhau và bạn phải xét từng khía cạnh một. Tư duy sửa xe ô tô điện trẻ em tại nhà như sau thứ nhất xe không rẽ trái phải được khi sử dụng điều khiển nhưng chế độ tự lái bằng vô lăng vẫn rẽ được thì nguyên nhân có thể do điều khiển, động cơ lái hoặc mạch nguồn bị lỗi. Bạn sẽ phải kiểm tra từng cái một điều khiển các chế độ khác hoạt động tốt thì khả năng điều khiển lỗi là không phải. Chuyển sang kiểm tra động cơ lái ở phía gầm đấu nối như mục 1 ở trên đấu trực tiếp cực ắc quy vào cực động cơ. Nếu động cơ hoạt động tốt thì lỗi ở dây điện từ mạch nguồn ra động cơ lái kiểm tra mà không có dấu hiệu đứt thì 100% lỗi do mạch nguồn gây nên.

Lưu ý về mạch nguồn:

      Những yếu tố liên quan đến lỗi của mạch nguồn là khá phức tạp nhiều thao tác để tìm đến nguyên nhân. Ở ví dụ trên chỉ là 1 trong nhiều tư duy để tìm ra lỗi và tự sửa xe ô tô điện trẻ em. Vì vậy nếu gặp lỗi bạn đừng ngại liên hệ kỹ thuật SHOP hướng dẫn bạn tìm ra lỗi và sửa để các bé có xe vui chơi.

5. Động cơ xe ô tô điện trẻ em.

      Về động cơ xe ô tô điện trẻ em gồm những loại sau: Động cơ di chuyển được lắp ở các bánh, động cơ lái lắp ở trục lái và động cơ nhún lắp ở gầm phía đuôi xe.

      Những lỗi liên quan đến động cơ xe ô tô điện trẻ em thì cũng khá là dễ có thể phát hiện. Bởi khi bị lỗi thì động cơ sẽ không hoạt động hoặc hoạt động cũng sẽ có tiếng kêu.

      Một số nguyên nhân dẫn đến động cơ ô tô điện trẻ em bị lỗi đó là xe đi quá tải, đi các cung đường hỏng với tốc độ cao, đâm vào tường đạp ga thời gian quá dài, bị nước vào, đứt dây điện… 

      Động cơ bị lỗi có thể chết không hoạt động hoặc có tiếng kêu phía bên trong, tiếng kêu này là do động cơ hoạt động quá tải dẫn đến gãy bánh răng ở trong. 

      Phương án xử lý đó chính là thay thế động cơ mới, hoặc có thể tìm và thay thế bánh răng nhựa. Nhưng theo kinh nghiệm của em thì bạn nên thay mới cả động cơ để cho đồng bộ, bì nếu chỉ thay mỗi bánh răng thì các bánh răng cũ đã bị mài mòn thay vào không đồng bộ hoạt động cũng không được trơn tru.

      Ngoài ra lỗi động cơ không hoạt động cũng có thể do bị đứt dây cấp nguồn điện bạn cũng nên kiểm tra kỹ phần điện này nữa.

      Cách tự sửa xe ô tô điện trẻ em tại nhà test động cơ thì thao tác như phần 1 phía trên. Hoặc như video phía dưới đây.

6. Các công tác trên xe.

     Trên xe ô tô điện trẻ em tùy từng mẫu mà sẽ có những công tác bật nguồn xe, bật tắt đèn, nhún (xích đu), tiến lùi, nhanh chậm.

     Tùy từng trường hợp mà bạn có thể kiểm tra các công tác này để tìm nguyên nhân và thay thế.

Ví dụ công tắc bật bắt đèn. 

      Đối với trường hợp đèn xe không sáng, thường bạn có thể xét 2 nguyên nhân gây nên tình trạng này đó chính là xe bị đứt dây điện hoặc hỏng công tác. Để có thể tự sửa xe ô tô điện trẻ em về vấn đề công tác đèn thì bạn hãy dùng 1 tô vít nhỏ tháo cái công tác này lên, sau đó rút giắc ở chân công tác và đấu trực tiếp vào với nhau. Nếu đèn sáng thì công tác hỏng, nếu đèn không sáng thì ta xem xét thêm yếu tố đứt dây điện. Lúc này tìm xem đoạn đứt và thay thế dây là được.

Ví dụ khác về công tắc tiến lùi. 

      Lỗi tiến lùi này bạn sẽ phải xem xét nhiều trường hợp khác nhau dẫn đến lỗi. Xe không tiến lùi được có thể do nguyên nhân hỏng mạch nguồn, đứt dây điện, hỏng công tác tiến lùi, hỏng điều khiển, lỗi chân ga. Lúc này tự sửa oto điện trẻ em tại nhà bạn cần kiểm tra trước tiên là chế độ tiến lùi không được thì ở cả chân ga và điều khiển hay chỉ 1 cái, nếu cả 2 đều bị thì khả năng là lỗi mạch nguồn rất cao. Còn nếu chỉ 1 bộ phận bị thì kiểm tra từng phần đó, nếu chế độ tự lái hoạt động bình thường mà điều khiển không hoạt động thì lỗi điều khiển. Còn nếu chân điều khiển hoạt động, chân ga không hoạt động thì kiểm tra công tác tiến lùi, dây điện chân ga, dây điện từ công tác tiến lùi.

      Thao tác là tháo công tác tiến lùi ra và đấu trực tiếp dây vào với nhau, nếu đạp ga xe vẫn hoạt động thì là lỗi công tắc hỏng, lúc này bạn thay công tác khác là được. Nếu không hoạt động thì xem dây nối có bị đứt hoặc mạch nguồn lỗi.

      Một số thao tác kiểm tra sửa xe ô tô điện trẻ em về công tắc bạn có thể xem video dưới đây.

7. Cần số đảo chiều tiến lùi.

      Về cần số tiền lùi về cơ bản nó giống với công tắc ở mục 6, nếu xe không thể tiến lùi được thì có ví dụ phía trên rồi, bạn có thể đọc nội dung hoặc xem video để thao tác kiểm tra xe.

8. Chân ga xe điện trẻ em

      Chân ga xe điện là giúp bé tự chủ đạp ga để xe hoạt động tiến hoặc lùi trong chế độ bé tự lái. Hiện nay chân ga xe ô tô điện trẻ em có 2 loại 1 là loại lá đồng hai là loại công tác. 

      Một số trường hợp chân ga sẽ không hoạt động tức chế độ bé tự lái không được, xe không tiến không lùi được. Với trường hợp này để tự sửa xe ô tô điện trẻ em tại nhà thao tác kiểm tra nhu sau: dùng 1 tô vít nhỏ tháo chân ga ra. Đối với xe sử dụng chân ga là lá đồng thì bạn xem khoảng cách 2 lá đồng khi đạp ga có tiếp xúc nhau không. Nhiều trường hợp xe hoạt động nhiều hai lá đồng cách xa nhau không tiếp xúc nên không hoạt động, hoặc kiểm tra xem có bị bẩn hay hoen gỉ không vệ sinh chỗ đó đi.

      Đối với những xe sử dụng công tác thì bạn tháo giắc ra và cắm trực tiếp với nhau xem xe có hoạt động không, nếu hoạt động thì hỏng công tác chân ga bạn cần thay thế, nếu không hoạt động thì bạn kiểm tra dây điện và mạch nguồn.

      Bạn có thể thao tác kiểm tra chân ga và cách tự sửa xe ô tô điện trẻ em như video phía dưới.

9. Điều khiển xe ô tô điện trẻ em.

      Trên thị trường có nhiều loại điều khiển xe ô tô điện trẻ em khác nhau, một số mẫu thì dùng chung điều khiển nhưng đa phần là khác nhau. Vì vậy khi gặp vấn đề về mất điều khiển hay hỏng điều khiển bạn cần phải tìm mua đúng loại điều khiển theo xe để xe có thể hoạt động tốt nhất. Khi liên hệ mua điều khiển bạn cần có ảnh điều khiển cũ, nếu không có ảnh điều khiển cũ bạn cần chụp cho người bán ảnh mạch nguồn của xe và ảnh xe, nếu có tên của xe là tốt nhất.

      Một số lỗi thường gặp đối với điều khiển xe ô tô điện trẻ em:

  • Mất tín hiệu, điều khiển không điều khiển được xe. Cách xử lý là kết nối lại điều khiển với xe để nhận tín hiệu. Đa phần các điều khiển đều kết nối bằng cách giữ nút M trên điều khiển trong tầm 5-10 giây sau đó bật xe lên để kết nối. Tuy nhiên vẫn có những mẫu điều khiển có cách kết nối khác.
  • Không tiến không lùi được: Đối với trường hợp điều khiển không tiến không lùi được thì bạn nên kiểm tra cả chế độ bé tự lái có bị không nếu cả chế độ bé tự lái bị thì khả năng lỗi mạch nguồn. Còn nếu chỉ điều khiển bị thì lỗi do điều khiển rất cao, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng lỗi mạch nguồn.
  • Không rẽ phải rẽ trái được: Lỗi này có thể do các nguyên nhân sau: Hỏng điều khiển, hỏng trục lái, hỏng động cơ lái, lỗi mạch nguồn. Bạn cần kiểm tra từng phần để tìm ra bộ phận hỏng và thay thế.

Trên đây là 3 lỗi thường gặp đối với điều khiển xe ô tô điện trẻ em. Nếu bạn cần sửa xe ô tô điện trẻ em với những lỗi khác đừng ngần ngại liên hệ Babyauto để được hỗ trợ.

10. Sạc xe ô tô điện trẻ em.

      Vấn đề sạc bị lỗi không vào điện là khá phổ thông. Có nhiều xe chỉ sử dụng vài hôm có thể sạc đã bị lỗi và không vào điện. Hoặc để lâu ngày không chơi sạc cũng không được.

      Về sạc điện xe oto điện trẻ em không vào có thể do những nguyên nhân sau: Hỏng sạc, lỗi chân sạc, hỏng bình ắc quy, hỏng cầu chì, đứt dây điện.

      Để xác định được có phải lỗi do hỏng củ sạc hay không thì phải xét các yếu tố phía sau trước. Hoặc để xử lý đơn giản nhanh nhất thì có thể mượn 1 củ sạc tương tự và sạc xe, nếu sạc vào thì củ sạc hỏng còn sạc không vào thì kiểm tra các nguyên nhân khác. Các nguyên nhân khác dẫn đến sạc xe ô tô điện trẻ em không vào và để tự sửa xe ô tô điện trẻ em thì các mục phía trên Baby Auto cũng đã chia sẻ rồi, bạn có thể xem lại.

11. Đường điện trên xe ô tô điện trẻ em.

      Các đường điện trên xe được thiết kế đi đường dây chính sẽ bọc khá kín, ít khi quan tâm đến. Chỉ những trường hợp bị chuột cắn quá nhiều nát hết dây không thể tự đấu nối được. Để tự sửa xe ô tô điện trẻ em khi chuột cắn đứt nát hết dây thì bạn nên tìm đặt mua 1 bộ dây hoàn chỉnh để về lắp vào. Còn chỉ đứt ít thì hãy đấu nối và dùng băng dính, dính thẩm mỹ đẹp mắt một chút.

12. Đèn xe

      Như ở phần công tắc thì Baby Auto có hướng dẫn cách kiểm tra và xử lý lỗi từ đèn đối với công tác. Tuy nhiên đèn vẫn có thể lỗi do các nguyên nhân như đứt dây, hỏng bóng đèn. Vì vậy bạn cần xác định nguyên nhân và xử lý nó.

Nâng cấp độ xe ô tô điện trẻ em.

      Ngoài sửa xe ô tô điện trẻ em có rất nhiều bạn quan tâm cách hỏi cách nâng cấp xe, độ các mẫu xe ô tô điện trẻ em. Độ xe ô tô điện trẻ em thì bạn có thể làm những thứ gì:

  • Dán các decal bắt mắt hơn, xe nổi bật hơn, các bé yêu thích xe hơn. Đây cũng là một ý tưởng không tồi vì đa phần các mẫu xe ô tô điện trẻ em là đơn sắc, chỉ có ít các mẫu xe có nhiều màu sắc hoặc phối màu nguyên bản đẹp, Vì vậy có nhiều ba mẹ đã mua xe về và dán thêm các chi tiết để xe của con có dáng vẻ thể thao, bắt mắt hơn…
  • Độ loa xe: Nhiều ba mẹ thấy loa theo xe hơi bé chưa đủ sôi động thì có thể trang bị thêm loa cho bé, hoặc là nâng cấp loa có công suất cao hơn. Tuy nhiên để độ thêm loa thì bạn cần phải độ thêm bình ắc quy để có đủ nguồn điện cung cấp cho xe.
  • Độ bình ắc quy: Theo thiết kế từ nhà sản xuất thì bình ắc quy theo xe sau một lần sạc đầy bé sẽ chơi liên tục được tầm 1-1.5h tùy theo chế độ chơi. Do nhiều nhu cầu khác nhau, mục đích khác nhau như: Muốn bé chơi dài hơn, ít phải sạc hơn hoặc nhu cầu cho thuê xe tự lái ở các công viên nên cần độ thêm bình ắc quy để nâng cao thời gian chơi.
  • Độ đèn: Các mẫu xe ô tô điện trẻ em thường chỉ trang bị đèn để định vị nâng tính an toàn. Nhưng không đủ độ sáng để các bé vui chơi, hoặc không có đèn nhiều màu sắc để thu hút bắt mắt. Vì vậy cần độ thêm các đèn nhiều màu nâng ánh sáng lên. Lúc này có thể thêm các dải đèn LED sáng hơn nhiều màu sắc hơn.
  • Độ động cơ khỏe hơn.

Sửa xe đơn giản với CLIP sau anh em tham khảo nhé : 

 

sub_chuan_1
2 Uy tín chất lượng
Mua hàng online



2 Đổi trả linh hoạt
Nhanh chóng gọn gàng



4 Giao hàng toàn quốc
Nhận hàng trả tiền



5 Hợp tác lâu dài
Cùng nhau phát triển



sanyolg7168
ĐỊA CHỈ CỬA HÀNG
ke_ngang
 
XE ĐIỆN THÁI PHONG
Địa chỉ:  Tổ 8 - Phường Lê Hồng Phong - TP. Phủ Lý - Hà Nam
Hotline: 079.268.1111 & 08882.66664
Email: xedienthaiphong@gmail.com
 
tpchuan
BẢN ĐỒ ĐẾN XE ĐIỆN BÍCH VÂN

Copyright © 2020 XEDIENTHAIPHONG. All Rights Reserved

1
Bạn cần hỗ trợ?